Tượng Thú 01

1. Thông tin tượng thú 05

– Màu sắc tượng: (Xem hình ảnh)

– Chất liệu tượng: Đá

– Kích thước tượng: Theo yêu cầu (Tham khảo thêm trên hình)

– Tư thế tượng: Đứng (Xem hình ảnh)

Tượng thú 05 có ý nghĩa rất quan trọng, đặt biệt là trong việc thờ cúng ở những nơi thiên liên. Vậy tại sao dân gian thường thờ tượng thú? Ý nghĩa tên gọi những con thú trong đạo Phật? Cùng Đá Đà Nẵng tìm hiểu nhé!

Nằm trong dòng chảy phát triển của lịch sử nước Đại Việt, chùa Phật Tích đã cung cấp nhiều di vật văn hóa quý báu cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu, và trong đó có tượng 10 linh thú bằng đá ở tư thế ngồi chầu quay vào, bao gồm 5 cặp, theo thứ tự: Sư tử, voi, tê giác, trâu và ngựa.

2. Linh thú Trâu trong đạo phật có ý nghĩa như thế nào?

Trong Đạo Phật để dạy người Phật tử cách điều phục Tâm của mình cho nên Tâm được ví với con Trâu hoang và sự điều Tâm, tức là làm thế nào để “cột trâu”. Trâu có bản tính là siêng năng, nhẫn nại, không hung hăng nhưng vô trí, đó cũng là đặc tính của chúng sinh. Kinh Phật nói đến trâu là nói đến bản tính vô trí nơi mỗi loài chúng sinh. Hiệu của Phật cũng là Điều ngự sư, nên Ngài là một người chăn hay một người đánh xe khéo léo, đưa chúng sinh đến thành trì an lạc và giải thoát. Tùy theo cấp bậc vô trí của chúng sinh mà có cách hàng phục riêng biệt, từ hàng phàm phu, cho đến hàng Thanh Văn, Bồ Tát cho đến các thiền sư là khác nhau.

Trâu của phàm phu:

Kinh pháp cú, bài kệ I, phẩm Song yếu, nói: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ai nói năng hay hành động với tâm bất thiện, khổ não sẽ đi theo như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe”. Trong bài kệ này, nghiệp được ví như con vật kéo xe, mà nguyên ngữ Pàli là vahato, không nhất thiết phải là trâu. Nhưng cũng có thể nói đó là trâu. Nghiệp được ví là trâu, vì tất cả nghiệp tạo tác đều được điều động bởi vô minh, cũng như con trâu được điều động kéo xe vì sự si ngốc của nó.Kinh pháp cú, bài kệ 135, phẩm Đao trượng, nói: “Như người chăn trâu cầm gậy lùa đàn trâu ra đồng cỏ. Cũng vậy, tuổi già và sự chết xua đuổi mạng sống ra đi.”

Trâu của Thanh văn:

Đây là mười một điều tâm niệm của người chăn, tương xứng với mười một điều tâm niệm của thầy Tỳ kheo: 1.  Biết sắc. 2. Biết tướng. 3. Biết mổ xẻ. 4. Biết che vết thương. 5. Biết nhóm khói. 6. Biết đường tốt. 7. Biết đưa qua sông. 8. Biết an ổn 9. Biết chỗ trâu thích hợp. 10. Biết giữ sữa. 11. Biết nuôi trâu đầu đàn[

Trâu của Bồ tát:

Phật giáo Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Từ khi tìm trâu để chăn cho đến khi việc chăn thành công, trải qua mười giai đoạn. Liên hệ sự huấn luyện Tâm với phép Chăn trâu, có kinh Di giáo và Thập mục ngưu đồ (10 bức Tranh Chăn Trâu). Tranh Đại thừa thì vẽ con Trâu đen, lần lượt qua các bức họa, trâu đen trở thành trắng dần dần, trắng từ đầu dần đến mình rồi cuối cùng trắng đến chót đuôi. Đó là tượng trưng cho phép tu Tiệm, nghĩa là nhờ công phu tu tập lâu ngày đi lần tiến lên từng bậc thang giác ngộ.

Tranh Thiền tông thì có loại vẽ trâu trắng, có loại vẽ trâu đen; nhưng dù trắng hay đen, con trâu trong tranh Thiền vẫn giữ một màu đó xuyên qua những giai đoạn biến chuyển; đó là pháp tu Đốn. Đốn giáo dạy rằng thành Phật là thành ở nội Tâm, thành ngay tức khắc chứ không thành Phật từ từ, đó là hai quan điểm khác nhau của hai bộ Tranh Thập Mục Ngưu Đồ của Đại thừa và Thiền tông.

Còn tượng đôi trâu ở chùa Phật Tích, có đặc điểm nổi bật là cặp sừng to, cong và đôi tai dài. Được tạc tách rời nhau rồi ghép vào bằng các mộng. 5 cặp linh thú trên ngoại trừ chi tiết trên đầu của đôi trâu, thì đều được tạc liền khối với bệ tượng, bố cục khép kín nhưng đơn giản, mộc mạc. Các khối cơ thể được diễn tả căng, khỏe, đặt trong không gian với tư thế nằm thủ phục trên bệ tượng tạo cảm giác nghỉ ngơi, thư thái. Mang nghĩa giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật.

3. Tượng Trâu bằng đá mua ở đâu là tốt nhất?

Tại Đà Nẵng có một nơi rất nổi tiếng về tạc Tượng Thú Trâu bằng đá đấy là CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO |ĐÁ ĐÀ NẴNG .Chúng tôi luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi.

Cơ sở đá mỹ nghệ Tài Thảo | Đá Đà Nẵng cam kết với khách hàng:

  • Tượng được làm từ 100% đá tự nhiên nguyên khối, khai thác tại mỏ đá Non Nước, TP. Đà Nẵng.
  • Giá cả phải chăng, chính sách vận chuyển hỗ trợ đầy đủ trước trong và sau bán
  • Tượng được tạc bằng đá với ưu điểm vượt trội: độ bền vĩnh cửu, có khả năng chống chọi với thiên tai, thời tiết.
  • Đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm điêu khắc, chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ thể hiện được cái hồn của tượng Phật: từ bi, bác ái, hạnh phúc hay giận dữ của từng loại tượng.
  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn về lựa chọn mẫu mã, kích cỡ, vị trí đặt hợp phong thủy,…

 

Việc tạc Tượng Thú 01 không hề đơn giản. Nó đòi hỏi những nghệ nhân chuyên nghiệp nhất, tỉ mỉ nhất. Vì thế một bức tượng đẹp cũng là một tác phẩm của người nghệ nhân. ĐÁ ĐÀ NẴNG cảm ơn vì rất nhiều quý khách đã quan tâm và ủng hộ chúng tôi trong thời gian vừa qua.

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486


Sản phẩm cùng loại
  Đăng ký nhận bản tin
0905.252.486