1. Lịch sử hình thành các Tượng Thú trong Đạo Phật
Tượng thú có ý nghĩa rất quan trọng, đặt biệt là trong việc thờ cúng ở những nơi thiên liên. Vậy tại sao dân gian thường thờ tượng thú? Ý nghĩa tên gọi những con thú trong đạo Phật? Cùng Đá Đà Nẵng tìm hiểu nhé!
Theo Phật sử, thời kỳ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam khoảng những năm đầu thế kỉ I sau Công nguyên, địa điểm dừng chân của các tăng sĩ bấy giờ là vùng Dâu – Luy Lâu. Và nơi này đã được xem là trung tâm Phật giáo của nước ta thời đó, sau đó từ trung tâm này, Phật giáo được truyền sang những vùng phụ cận. Nhưng phải đến thời Lý đạo Phật mới được xem là quốc giáo và có sự phát triển mạnh mẽ. Chùa Phật Tích, hiển nhiên được quan tâm đặc biệt của vương triều, được tu bổ, tôn tạo và trở thành một ngôi đại danh lam bấy giờ.
Nằm trong dòng chảy phát triển của lịch sử nước Đại Việt, chùa Phật Tích đã cung cấp nhiều di vật văn hóa quý báu cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu, và trong đó có tượng 10 linh thú bằng đá ở tư thế ngồi chầu quay vào, bao gồm 5 cặp, theo thứ tự: Sư tử, voi, tê giác, trâu và ngựa.
Những con vật bình thường này khi được tạc tượng đặt vào ngôi chùa đã được linh thiêng hóa trở thành linh thú. Những đức tính và phẩm chất của các con thú đó đã được định nghĩa trong kinh phật, trong sử Phật giáo phong phú, đặc sắc. Điều ấy đã tạo thành biểu tượng vật chất, góp phần giáo hóa tín đồ bằng hình ảnh sống động và dễ hiểu nhất.
2. Tượng thú thứ nhất: Sư Tử
Tượng thú bằng đá Sư tử được coi là vua trong vương quốc động vật, nó như không có bất kỳ kẻ thù tự nhiên nào. Ở châu Á và Việt Nam, điều kiện môi trường địa lí không hẳn là nơi sinh sống của sư tử, tuy nhiên hình tượng về con vật này được phổ biến rộng rãi với biểu trưng là sức mạnh và hùng tâm. Phật giáo đã chọn biểu tượng ấy, và tiếng gầm rống của sư tử tượng trưng cho “Âm vang đạo pháp”.
Phạn ngữ Simhanada, có nghĩa là sư tử hống hay tiếng gầm của loài sư tử. Kinh Phật dùng ảnh dụ này để chỉ âm thanh thuyết pháp của Đức Phật như tiếng gầm của sư tử chúa, không sợ hãi bất cứ loài thú nào và còn làm cho các loài khác phải khiếp sợ mà nhiếp phục. Khi Phật thuyết pháp, hàng Bồ tát, Thanh văn đều phát tâm cầu đạo Bồ đề, còn ngoại đạo và ác ma thì kính phục, sợ hãi.
Và Phật giáo cũng coi sư tử là Hộ giáo thần. Trong một số nghi lễ, sư tử được xuất hiện nhảy múa để xua đuổi tà ma. Còn trong điêu khắc, có hai mẫu sư tử thường thấy để trông coi, giữ cổng chùa Phật giáo, có ý nghĩa tượng trưng gần như đồng hóa với các nhân vương.
Kiểu thứ nhất: Đặt bên phải lối vào, miệng mở ra (trong có thể ngậm viên ngọc tượng trưng pháp bảo). Tại Nhật Bản, kiểu này được gọi là Hoa hạ Sư tử (Kasashishi).
Kiểu thứ hai, đặt quay lại phía bên trái, miệng không mở, thể hiện nội lực tiềm ẩn, tại Nhật Bản, kiểu này được gọi là Cao ly cẩu ( Komainu).
3. Tượng thú thứ hai: Voi
Voi là con vật bản địa, tuy không phổ biến ở Việt Nam, nhưng gắn bó mật thiết với đồng bào Tây Nguyên. Trong chiến tranh, voi được sử dụng làm tượng binh. Ở thần thoại Ấn Độ, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chú voi bay Airavata, và trong xã hội Ấn Độ, voi mang lại may mắn, thịnh vượng. Phật giáo coi voi là biểu tượng của sức mạnh tinh thần. Khi bắt đầu của một người tu hành thì tâm trí không thể kiểm soát được, biểu tượng của một con voi xám có thể chạy hoang dã và tiêu diệt tất cả mọi thứ trên đường đi. Sau khi chế ngự được tâm trí thì có thể tới bất cứ nơi nào mà không bị chướng ngại vật trên đường cản trở. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được sinh ra như con voi trong một số hóa thân trước đây của ông.
Trong nghệ thuật tranh tượng thần phổ của Phật giáo và Ấn giáo, mỗi một con vật tượng trưng cho mỗi một vị thần đặc thù. Mỗi con vật đó được thể hiện như một dạng bệ tượng mà các vị thần cưỡi trên lưng. Do vậy các con vật gắn với các Đại Phật hay Bồ Tát: Văn Thù Sư Lợi, Văn Thù Phổ Hiền… Ở Tây Tạng, Trung Quốc và Nhật Bản sử dụng dạng bệ tượng các con vật như trên rất nhiều, trong khi đó biểu tượng về các vị thần ở phái Nam tông rất hiếm hoi.
4. Tượng thú thứ ba: Tê Giác
Trong bài kinh Tê Giác, Đức Phật ca ngợi loài Tê giác như là biểu tượng cho những người tu hành kiên trì, nếu không có bạn đồng hành tu tập thì một mình tu tập tâm ý cho đến ngày giải thoát:
May gặp bậc trí tri xứng đáng
Hơn hay bằng kết bạn đồng hành
Bằng không cứ sống trọn lành
Thà như tê giác một mình ra đi
Có đôi bạn càng gây vướng bận
Tiếng lại qua tranh luận bất bình
Thấy gương trước mắt mà kinh
Thà như tê giác một mình ra đi..
5. Tượng thú thứ tư: Ngựa
Ngựa là một trong những con vật được thuần hóa sớm của loài người, ngoài việc làm phương tiện vận tải, ngựa còn có đặc điểm là chạy rất nhanh, trung thành và tinh nhạy, tốc độ di chuyển của ngựa còn thể hiện trong thần thoại Hy Lạp là những chú ngựa bay (có cánh). Ngựa cũng là biểu tượng của năng lượng và sức lực trong việc hành pháp, có khả năng kiểm soát tâm trí nhanh như sức gió, có thể điều chỉnh theo bất cứ hướng nào, tốc độ nào mà chúng ta muốn. Biểu tượng ngựa trong điêu khắc là bảo vệ phật pháp, ngựa là xe của nhiều vị thần như Mahali hay vị thần ngựa Hayagriva. Có một số câu chuyện của Bồ tát Lokesvasa lấy hình dạng một chú ngựa để giúp chúng sinh. Một ví dụ điển hình về ngựa trong lịch sử Phật giáo là chú ngựa Kiền Trắc của Tất Đạt Đa, vào một đêm tối mùa xuân đã chở Đức Phật trong tương lai vượt hoàng thành, mở đầu chuyến đi lịch sử, và hình ảnh ngựa đã xuất hiện rất nhiều trên các tờ kinh cổ.
6. Tượng thú thứ năm: Trâu
Trong Đạo Phật để dạy người Phật tử cách điều phục Tâm của mình cho nên Tâm được ví với con Trâu hoang và sự điều Tâm, tức là làm thế nào để “cột trâu”. Trâu có bản tính là siêng năng, nhẫn nại, không hung hăng nhưng vô trí, đó cũng là đặc tính của chúng sinh. Kinh Phật nói đến trâu là nói đến bản tính vô trí nơi mỗi loài chúng sinh. Hiệu của Phật cũng là Điều ngự sư, nên Ngài là một người chăn hay một người đánh xe khéo léo, đưa chúng sinh đến thành trì an lạc và giải thoát. Tùy theo cấp bậc vô trí của chúng sinh mà có cách hàng phục riêng biệt, từ hàng phàm phu, cho đến hàng Thanh Văn, Bồ Tát cho đến các thiền sư là khác nhau.
Tại Đà Nẵng có một nơi rất nổi tiếng về tạc Tượng Thú bằng đá đấy là CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG. Chúng tôi luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi.
Cơ sở đá mỹ nghệ Tài Thảo | Đá Đà Nẵng cam kết với khách hàng:
- Tượng được làm từ 100% đá tự nhiên nguyên khối, khai thác tại mỏ đá Non Nước, TP. Đà Nẵng.
- Giá cả phải chăng, chính sách vận chuyển hỗ trợ đầy đủ trước trong và sau bán
- Tượng Thú được tạc bằng đá với ưu điểm vượt trội: độ bền vĩnh cửu, có khả năng chống chọi với thiên tai, thời tiết.
- Đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm điêu khắc, chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ thể hiện được cái hồn của tượng Phật: từ bi, bác ái, hạnh phúc hay giận dữ của từng loại tượng.
- Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn về lựa chọn mẫu mã, kích cỡ, vị trí đặt hợp phong thủy,…
Việc tạc Tượng Thú không hề đơn giản. Nó đòi hỏi những nghệ nhân chuyên nghiệp nhất, tỉ mỉ nhất. Vì thế một bức tượng đẹp cũng là một tác phẩm của người nghệ nhân. Đá Đà Nẵng cảm ơn vì rất nhiều quý khách đã quan tâm và ủng h chúng tôi trong thời gian vừa qua.
Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486