Tượng Rồng Đá

Tượng Rồng Đá
Tượng Rồng Đá
Trang chủ Sản phẩm Tượng Rồng Đá

Tượng rồng đá là hình ảnh của một loài vật thần thoại chỉ xuất hiện trong truyện cổ phương Đông. Hình ảnh loài rồng đều được miêu tả là một loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường, huyền bí

1. Rồng là gì? Truyền thuyết về rồng?

Truyền thuyết về Rồng ở các nước châu Á có rất nhiều khác biệt so với loài rồng ở các nước châu Âu.  Ở các nước châu Á, rồng thường được miêu tả có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Khác với các nước phương Tây xem Rồng là loài vật hung dữ, tàn ác cần được giải trừ thì ở các nước châu Á rồng lại là con vật linh thiên và được tôn kính

2. Rồng ở Phương Đông như thế nào?

Ở các nước châu á , đặc biệt là ở Trung Quốc rồng được xem như một trong bốn linh vật Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh“.

Trong bốn linh vật này thì chỉ có duy nhất Rùa là có thực.

Hiện nay, một số loài bò sát cũng được gán cho cái tên “rồng” như loài Rồng Komodo.

Khác biệt hẳn với hình ảnh con rồng Trung Quốc gai góc hung dữ thì con rồng Việt Nam lại mềm mại, hiền hòa hơn nhiều, các con rồng Việt Nam ta thường thấy trong nét trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Hình rồng Việt Nam mang bản sắc riêng, trong trí tưởng tượng của người Việt thì rồng là con thằn lằn Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn.

Con rồng ở Việt Nam cũng biến đổi theo từng thời kỳ. Như hình bên trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng. Con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, chắc có lẽ do thời Trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông nên con rồng thời này mang thân hình mạnh mẻ và khỏe khoắn hơn

Do Rồng đứng đầu trong tứ linh nên Rồng có sức ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc người ta khai quật được một con rồng làm bằng gốm, và đưa đi giám định thì nó đã được 6 ngàn năm tuổi. Điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái loài Rồng trong xã hội nguyên thủy, Rồng chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ. 

Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Hoa, trong tranh vẽ và các loài vật cổ, qua các lời bói trên các mai rùa xương thú đã khai quật được..

3. Rồng ở Phương Tây như thế nào?

Trong các truyện cổ tích ở châu Âu, đặc biệt là ở Nga, rồng thường được miêu tả là một loài bò sát có vảy, đuôi dài và biết bay, nó thường có ba đầu hoặc chín đầu khạc ra lửa. Các đầu này nếu bị chặt đứt thì chúng sẽ mọc lại ngay lập tức. Một sốrồng thì chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp lại như mỏ đại bàng.

Theo các truyện cổ ở phương Tây : Rồng là loài vật mạnh mẽ, hung dữ và thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, nhưng thường thì chúng được miêu tả là loài “hữu dũng vô mưu” và thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay một tráng sĩ.

Đối với các nước phương Tây, Rồng thực sự là một loài quái vật, chúng tượng trưng cho sức mạnh phi thường nhưng lại nghiêng về cái ác. Nó có hình dáng của khủng long nhưng có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó rất rắn chắc, không có loại vũ khí nào có thể sát thương được nó nhưng nó lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, chúng thường sống ở những nơi hẻo lánh mà con người ít đặt chân đến.

4. Vậy rồng có thật hay không?

Xét theo khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống của chúng thì ta sẽ dễ dàng nhận thấy đây là một trong những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, chúng là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, các vùng biển hay các thung lũng, các cánh rừng hẻo lánh mà con người ít  đặt chân đến.

Rồng rất có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi theo trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm, nhưng cũng có thể tất cả chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với các sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt… và họ đã gán ghép các hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận

Hình tượng của rồng ở Châu á được miêu tả như có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Trung Hoa thống nhất các bộ tộc Trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành một con vật Tổ và linh thiêng nhất đó là con Rồng được tôn kính và thờ cúng đến ngày nay.

Tại Đà Nẵng có một nơi rất nổi tiếng về tạc Tượng Rồng đá đấy là CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG. Chúng tôi luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi.

Cơ sở đá mỹ nghệ Tài Thảo | Đá Đà Nẵng cam kết với khách hàng:

  • Tượng được làm từ 100% đá tự nhiên nguyên khối, khai thác tại mỏ đá Non Nước, TP. Đà Nẵng.
  • Giá cả phải chăng, chính sách vận chuyển hỗ trợ đầy đủ trước trong và sau bán
  • Tượng Rồng được tạc bằng đá với ưu điểm vượt trội: độ bền vĩnh cửu, có khả năng chống chọi với thiên tai, thời tiết.
  • Đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm điêu khắc, chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ thể hiện được cái hồn của tượng Phật: từ bi, bác ái, hạnh phúc hay giận dữ của từng loại tượng.
  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn về lựa chọn mẫu mã, kích cỡ, vị trí đặt hợp phong thủy,…

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO |
 ĐÁ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486

  Đăng ký nhận bản tin
0905.252.486