1. Thông tin tượng Quan Công 04
Quan Vũ còn được gọi là Quan Công. Ông có tự là Quan Vân Trường. Những tên khác như Trường Sinh, Mỹ Nhiêm Công, Quan Đế cũng đều là chỉ tới ông. Ông sinh vào khoảng năm 160 – 162. Năm sinh của ông không được sử sách ghi chép chính xác. Ông mất vào năm 220. Người đời thường cho đúc tượng Quan Công bằng đá 04 để ghi nhớ tính cách, hình ảnh phi phàm của ông.
– Màu sắc tượng phật: (Xem hình ảnh)
– Chất liệu tượng phật: Đá
– Kích thước tượng phật: Theo yêu cầu (Tham khảo thêm trên hình)
– Tư thế tượng phật: Đứng (Xem hình ảnh)
2. Quan Vân Trường là ai? Ngài có liên quan gì đến Quan Công
Quan Vũ còn được gọi là Quan Công. Ông có tự là Quan Vân Trường. Những tên khác như Trường Sinh, Mỹ Nhiêm Công, Quan Đế cũng đều là chỉ tới ông. Ông sinh vào khoảng năm 160 – 162. Năm sinh của ông không được sử sách ghi chép chính xác. Ông mất vào năm 220.
Quê quán của ông là ở Huyện Giải, Quận Hà Đông. Nay là Vận Thành, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông mất tại Lâm Tự, Kinh Châu. Nay là Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc. Cha ông là Quan Nghị, ông có hai người con là Quan Bình và Quan Hưng.
Ông là một vị tướng quân rất giỏi và đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán với vị Vua là Lưu Bị. Ông là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nhạc Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.
Ông xuất hiện trong tác phẩm lịch sử nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sau này thì ông còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm nghệ thuật như kịch, chèo, truyện, phim ảnh, … Ông được xuất hiện với hình ảnh cao tới 2 mét, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài 50 cm, oai phong lẫm liệt. Tay ông cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng tới 50 kg, cưỡi ngựa xích thố.
Trong dân gian, mọi người coi ông là một biểu tượng của tính hào hiệp trượng nghĩa, ghét kẻ xấu và luôn đứng ra bênh vực người yếu. Ông cũng là một hình ảnh của tính trung thành, chính trực.
Ông được sinh ra trong gia đình nghèo nhưng ông vẫn được học cả văn cả võ. Thời niên thiếu, ông làm nghề bán đậu phụ. Do tính hào hiệp, bênh vực kẻ yếu của mình mà ông phạm tội giết người. Ông đã phải bỏ quê hương tới quận Trác để sống. Tại đây, ông đã gặp được Lưu Bị và Trương Phi. Ba người đã kết nghĩa huynh đệ thề chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Giờ vẫn còn nhiều tác phẩm nghệ thuật kể lại câu chuyện ba người kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào hay còn được gọi là “đào viên kết nghĩa”.
Sau này, khi Lưu Bị gặp được Khổng Minh thì Quan Công cùng Khổng Minh đã trở thành hai cánh tay đắc lực phò trợ cho Lưu Bị lập lên nhà Thục Hán. Khi ông mất, Ông được người đời phong là Thánh Võ. Khổng Minh được phong là Thánh Văn.
3. "Quan Vân Trường" đã chết như thế nào?
Quan Vân Trường là võ tướng thiện chiến nhưng đáng tiếc là ông lại chết trước khi đại nghiệp thành công. Nhìn lại chuỗi sự kiện xảy ra trong cuộc chiến cuối cùng của Quan Vũ, người đời sau tới nay vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi khác biệt. Liệu có phải do Chỉ Mi Phương và Sĩ Nhân phản bội nên Quan Công mới thua trận không? Hay Quan Vũ chết là do âm mưu sắp đặt của Lưu Bị?
Cho đến tận ngày nay, sau 1.800 năm, hậu thế mới có cơ hội hiểu được chân tướng thực sự sau cái chết của Quan Vân Trường từ một số di vật khảo cổ được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ. Căn cứ vào việc phân tích các thông tin thu thập được trên các món cổ vật, các nhà sử học đã chia thành 2 giả thuyết về nguyên nhân Quan Công chết như sau
3.1. Quan Vân Trường chết do mâu thuẫn nội bộ Kinh Châu khiến Quan Công thất bại
Tháng 6 năm 1996, trong lúc thi công, một nhóm công nhân ở thành phố Trường Sa đã phát hiện ra một thẻ tre. Sau khi thẻ tre được chuyển đến Cục Văn vật của thành phố, các nhà khảo cổ đã tiến hành kiểm tra và nhận định thẻ tre này có từ thời Hán với giá trị lịch sử, văn hóa rất to lớn.
Đặc biệt, những thẻ tre này có ghi chép chi tiết về tình hình tại Kinh Châu thời Tam Quốc. Khi đó là năm Kiến An thứ 24, dưới sự cai quản của Quan Công, danh tính của tất cả người dân tại Kinh Châu đều được ghi vào sổ sách, cho dù người đó là ai, thuộc tầng lớp nào. Tuy nhiên vào năm Quan Vũ mất, những nhóm người này lại xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính là do sự phân biệt giàu nghèo tại đây quá lớn. Thêm vào đó, việc Chỉ Mi Phương và Sĩ Nhân phản bội đã khiến cho mâu thuẫn nội bộ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vì không thể kiểm soát tình hình nên Quan Vũ đã binh bại mà chết.
3.2. Quan Vân Trường chết là do âm mưu của Lưu Bị và Lưu Phong
Vào năm 215, Quan Vũ được Lưu Bị cắt cử làm người trấn giữ tại đất Kinh Châu. Sau đó, Quan Công đem quân đi đánh Phàn Thành của Tào Ngụy vào năm 219. Lợi dụng lúc Quan Vũ đang trong cuộc chiến với quân Tào, Tôn Quyền đã sai Lã Mông đem quân tới đánh lén Kinh Châu.
Quan Vũ thất thế trước Lã Mông nên đã yêu cầu thêm viện binh từ Mạnh Đạt và Lưu Phong nhưng họ đều án binh bất động. Vì thế, tới năm 220, Quan Vũ đã thất bại và phải chịu chém đầu.
Tuy nhiên, cuốn sử liệu được tìm thấy ở Tân Cương đã hé lộ giả thuyết về hung thủ thực sự đứng đằng sau cái chết của Quan Công là ai. Tác giả của cuốn sách này đưa ra quan điểm rằng, cái chết của Quan Vũ thực tế chỉ là một âm mưu được sắp đặt từ trước của quân chủ Thục Hán.
Theo đó, Lưu Phong vì muốn loại bỏ chướng ngại vật trên đường giành lấy quyền lực nên đã cố tình bỏ mặc Quan Công không tới chi viện. Thế nhưng, một nghi vấn từ đó cũng đã nảy sinh là phải chăng việc Lưu Phong, Mạnh Đạt bỏ mặc Quan Vũ là do chỉ thị ngầm từ Lưu Bị.
Cuốn sử liệu cũng cho rằng, Quan Vũ tài giỏi lại có tính kiêu ngạo, thẳng thắn đã trở thành mối họa trong mắt quân chủ. Vì thế nên Lưu Bị đã mượn tay của Đông Ngô, mượn tay của Lưu Phong để trừ khử Quan Công. Bởi Lưu Bị biết rằng, Lưu Phong có dã tâm đoạt ngôi sẽ cố tình làm ngơ để Quan Vũ bị đẩy vào họa sát thân.
Hơn nữa, sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị đã ban án tử cho Lưu Phong vì tội thấy chết không cứu. Kết cục này khiến cho các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng nếu biết trước hình phạt nhận được nặng như vậy, tại sao Lưu Phong và Mạnh Đạt vẫn cố tình bỏ mặc Quan Vũ?
Thế nhưng đây chỉ là quan điểm một phía từ tác giả của cuốn sử liệu, thực hư cái chết của Quan Công ra sao vẫn chưa ai dám khẳng định.
Tại Đà Nẵng có một nơi rất nổi tiếng về tạc tượng Quan Công bằng đá đấy là CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG. Chúng tôi luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Vì thế chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi.
Việc tạc tượng đá Quan Công 04 không hề đơn giản. Nó đòi hỏi những nghệ nhân chuyên nghiệp nhất, tỉ mỉ nhất. Vì thế một bức tượng đẹp cũng là một tác phẩm của người nghệ nhân. Đá Đà Nẵng cảm ơn vì rất nhiều quý khách đã quan tâm và ủng hộ chúng tôi trong thời gian vừa qua.
Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486