Tượng Chú Tiểu 07

1. Thông tin tượng Chú Tiểu 07

– Màu sắc tượng phật: (Xem hình ảnh)

– Chất liệu tượng phật: Đá

– Kích thước tượng phật: Theo yêu cầu (Tham khảo thêm trên hình)

– Tư thế tượng phật: (Xem hình ảnh)

Hình tượng Chú tiểu 07 là tượng trưng cho người xuất gia học đạo khi còn nhỏ tuổi, là đại diện cho lứa tuổi còn ngây thơ trong sáng. Hình ảnh chú tiểu ngây thơ hiện thân cho sự trong sáng, thánh thiện, an lạc, không dính bụi trần, hiền từ, thanh nhàn trong cõi phật, đem lại cho ta cảm giác an nhiên giữa cõi ta bà, lánh xa phiền muộn.

Ở khuôn viên chùa, có rất nhiều tượng chú tiểu bằng đá được bày trí với mục đích chung là răn dạy người đời những đạo lí trong cuộc sống. Các hình tượng của các chú tiểu là một mặt khác của giáo dục nhà Phật, giúp cho chúng ta đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ.

2. Chú tiểu là ai?

Quy định của Phật giáo các chú tiểu từ 7 đến 13 tuổi được gọi là Khu Ô Sa Di (hay còn gọi là Sa Di đuổi quạ). Nghĩa là tuổi còn nhỏ chưa thể làm những việc nặng nhọc hay quan trọng trong chùa. Nhưng để các chú khỏi bị mang tiếng ngồi không mà ăn cơm bá tánh nên các thầy trụ trì thường giao cho việc giữ gìn thóc lúa, làm việc nơi nhà nấu ăn, nơi ngồi thiền… cũng như xua đuổi chim quạ.

Chú tiểu là hình tượng người xuất gia học đạo khi còn nhỏ tuổi, là đại diện cho lứa tuổi còn ngây thơ trong sáng. Ông cha cho dạy “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Hình tượng ngây thơ của các chú tiểu khiến mọi người như tìm lại được những gì trong sáng nhất trong cuộc đời của mình. Biểu pháp của tượng hình chú tiểu ngây thơ, chú tiểu dễ thương là như vậy. Là đại diện cho tâm ban đầu của người học đạo nói riêng và của con người nói chung.

3. Hình tượng Chú Tiểu Tam Không bằng đá.

Ví dụ như bộ tượng Chú tiểu Tam Không. Tam Không nghĩa là "Không thấy, không nghe, không nói”. Đây là một sự nhắc nhở vào giáo dục trong Phật giáo.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật có dạy “Giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người; Giữ gìn thân nghiệp, không phạm oai nghi; Giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm”. Đây là những điều mà trong cuộc sống chúng ta cần tu học.

Đầu tiên là “Giữ gìn khẩu nghiệp – không nói lỗi người”. Đa số chúng ta, trong đời sống hàng ngày, khi đối nhân tiếp vật chúng ta thường soi mói lỗi của người khác, thường nhìn vào khuyết điểm của người khác, không chỉ vậy, sau khi nhìn thấy lỗi của người, còn đi nói chuyện thị phi, đi rêu rao lỗi của họ cho đại chúng. Việc này tạo tội nghiệp to lớn. Nhỏ thì gây mất hoà khí trong đoàn thể, lớn thì có thể phá hoại tăng đoàn, phá hoại Phật pháp, mà tội này là tội đoạ địa ngục. Cho nên đầu tiên phải tránh xa không nhìn lỗi người, không nghe lỗi người và không nói lỗi người.

Bộ tượng chú tiểu Tam Không là nhắc nhở chúng ta việc này. Chúng ta nhìn xem, các chú tiểu trông rất trong sáng ngây thơ, cái vẻ ngây thơ trong sáng đó là điều mà ai cũng muốn có được. Thế nhưng, làm sao để có được như thế? Hình tượng này dạy chúng ta phải làm sao rồi. Trong văn phòng, trong phòng khách, đặt các bộ tượng Tam Không ngày rất là tốt. Mỗi lần nhìn các chú tiểu là chúng ta có thể tự nhắc nhở chính mình. Phải ghi nhớ luôn luôn phản tỉnh xem mình còn những lỗi lầm nào cần sửa chữa, mình còn những điều gì cần hoàn thiện, chứ không nên xen vào việc của người khác.

Vậy trong cuộc sống gặp người ta có lỗi thì phải làm sao? Phải nhìn như không nhìn, phải nghe như không nghe. Tức là không được để trong lòng, không chấp trước vào lỗi của họ. Đặc biệt là tuyệt đối không đem lỗi lầm của họ đi rêu rao khắp nơi. Nếu muốn tốt cho họ, tuỳ duyên phận mà có thể gặp riêng trao đổi và góp ý để cùng sửa lỗi. Đó mới là điều đang làm.

4. Hình tượng chú tiểu cầm kỳ thi hoạ bằng đá

Ngoài ra, còn rất nhiều hình tượng chú tiểu khác mà bạn có thể tham khảo thêm. Ví dụ như bộ tượng Chú tiểu Cầm Kỳ Thi Hoạ, là muốn biểu pháp cho tài năng của con người bên cạnh đức hạnh. Người xưa thường chú trọng tài năng ở bốn thứ là giỏi đánh đàn (Cầm), giỏi chơi chờ (Kỳ), Giỏi làm thơ (Thi), Giỏi vẽ (Hoạ). Thế nhưng không giống như hiện nay, học cầm kỳ thi hoạ là để có danh có tiếng, để biểu diễn, thì người xưa lại xem nó là công cụ để rèn luyện đức hạnh của mình.

Ví dụ, khi chơi đàn, người chơi đàn có thể thể hiện được những đạo lý trong từng tiếng đàn. Dây đàn là một biểu pháp. Dây đàn căng quá thì tiếng không hay, dây đàn chùng quá thì tiếng cũng không hay, phải làm sao cho dây đàn ở mức độ hợp lý, trung dung thì tiếng đàn mới hay. Trong cuộc sống cũng vậy, làm sao giữ được tâm mình luôn ở thế trung đạo thì mới có một đời sống viên mãn, hạnh phúc. Khi gẩy đàn, người đánh đàn cũng giữ được tâm bình khí hoà, giữ được tâm chân chánh thì tiếng đàn phát ra mới khiến cho người rung động, mới khiến cho người khác cảm nhận được cái hay. Đây chính là đạo lý của người xưa.

Trong các tài năng khác như chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh, viết thư pháp ... cũng là công cụ để rèn luyện và thể hiện đức hạnh của người xưa. Người xưa có thể nghe tiếng đàn biết được đức hạnh, xem nước cờ biết được tính cách của người chơi, đọc bài thơ có thể cảm nhận được đạo hạnh của họ, xem bức tranh, nhìn chữ viết có thể đánh giá được con người này như thế nào. Đạo lý là ở đây. Cho nên chúng ta cần hiểu rõ biểu pháp này thì sẽ có nhiều lợi ích khi trang trí tượng chú tiểu Cầm Kỳ thi hoạ.

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | 
 ĐÁ ĐÀ NẴNG.
Địa chỉ : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486


Sản phẩm cùng loại
  Đăng ký nhận bản tin
0905.252.486