Tượng Bồ Đề Đạt Ma 06

1. Thông tin tượng Bồ Đề Đạt Ma 06

Tượng Sư Tổ Đạt Ma là vật phẩm phong thủy không thể thiếu tại những nơi như chùa chiền, miếu mạo, đình làng, hoặc trong không gian thờ cúng của các gia đình theo đạo Phật. Phật Giáo quan niệm rằng, tượng đá Bồ Đề Đạt Ma đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang lại sức khỏe, sự bình yên và những điều tốt đẹp đến cho con người. Bồ Đề Đạt Ma 06 là một trong những mẫu tượng phổ biến nhất, được nhiều gia ưa chuộng và trưng bày trong các không gian thờ tự.

– Màu sắc tượng phật: Xám (Xem hình ảnh)

– Chất liệu tượng phật: Đá

– Kích thước tượng phật: Theo yêu cầu (Tham khảo thêm trên hình)

– Tư thế tượng phật: Đứng (Xem hình ảnh)

Theo truyền thuyết, Tổ sư Đạt Ma hay còn có tên gọi là bồ đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc - Ấn Độ. Đạt Ma sư tổ vốn có tên thật là Bồ Đề Đa La- Một vị Hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc.

Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí bát mã Đa la - vị tổ thứ 28 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm. Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rẳng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.

Tương truyền rằng, trước khi qua đời, vị tổ thứ 27 của nhà Phật – Bát Nhã đa la đã khuyên Bồ đề Đạt Ma nên xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Sau khi thầy mất, Đạt Ma đã nghe lời căn dặn mà xuống thuyền ra khơi đi về phía Đông Thổ (Trung Hoa nay) để truyền bá phật pháp của mình. Tiếp đó là câu truyện về cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma sư tổ và vua Lương Vũ Đế.

2. Cái chết bí ẩn của Tổ Sư Đạt Ma như thế nào?

Sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây. Về cái chết của Bồ Đề Đạt Ma đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, khiến nhiều người tranh cãi hơn cả chính là câu chuyện Đạt Ma bị đầu độc mà chết.

Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi rất ghen ghét vì danh tiếng của Đạt Ma nên tìm mọi cách hãm hại. Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn, từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều tiêu tan hết, Đạt Ma bình an vô sự. Lưu Chi nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết, nhưng lần nào cũng không hề hấn gì. Lưu Chi có ý sợ, nhưng càng nuôi dã tâm hại Đạt Ma bằng được.
 

Khi chọn được Huệ Khả làm người kế thừa tâm ấn, nghĩ rằng, công việc của mình tại Đông Thổ đã toại nguyện nên Đạt Ma quyết định không tự cứu mình nữa. Đó là lần thứ 7, Lưu Chi sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma. Đạt Ma vẫn ăn cơm như bình thường, nhưng lần này không có con rắn nào được nôn ra, Đạt Ma cứ ngồi như vậy an nhiên tịch diệt. Sau khi Đạt Ma viên tịch, các đệ tử mới cho thi thể sư vào trong một quan tài bằng gỗ, an táng tại chùa Định Lâm.

Câu chuyện viên tịch của Đạt Ma Sư Tổ chưa dừng lại ở đó. Sử sách còn chép lại rằng, ba năm sau ngày Đạt Ma viên tịch, một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ Tây Vực khi qua ngọn Thông Lĩnh thì gặp một vị sư tay cầm chiếc giày đang đi như bay về hướng Tây. Tống Vân biết đó là sư Đạt Ma, từ Thiên Trúc đến Đông Thổ truyền pháp, mới chặn lại hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc giày đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc giày này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi hấp tấp trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dày cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

3. Nơi thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng đá tốt nhất tại Đà Nẵng

Mỗi chất liệu để tạc tượng đều có những vẻ đẹp khác nhau, nhưng tượng Tổ Sư Đạt Ma bằng đá vẫn đạt chất lượng nhất và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhất. Bởi vì, tượng phật bằng đá có những ưu điểm sau:

  • Độ bền của tượng Tổ sư Đạt Ma bằng đá rất cao có thể tồn tại đến hàng trăm năm.
  • Được làm bằng đá tự nhiên nên rất tinh tế, tự nhiên và phù hợp với mọi không gian thờ cúng
  • Đường nét được các nghệ nhân chạm khắc tỉ mỉ, sắc nét từng chi tiết
  • Vẻ đẹp của tượng phật quan âm được tạc bằng đá trắng mang đến cảm giác gần gũi, chân thực, có hồn

 

Việc tạc Bồ Đề Đạt Ma 06 không hề đơn giản. Nó đòi hỏi những nghệ nhân chuyên nghiệp nhất, tỉ mỉ nhất. Vì thế một bức tượng đẹp cũng là một tác phẩm của người nghệ nhân. Đá Đà Nẵng cảm ơn vì rất nhiều quý khách đã quan tâm và ủng h chúng tôi trong thời gian vừa qua.

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG
Địa chỉ : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486


Sản phẩm cùng loại
  Đăng ký nhận bản tin
0905.252.486