Tượng 18 Vị La Hán

Tượng 18 Vị La Hán
Tượng 18 Vị La Hán
Trang chủ Sản phẩm Tượng 18 Vị La Hán

18 Vị Lan Hán, Cái tên quen thuộc trong cả phim ảnh cũng như ngoài đời thực. Nhưng không phải ai cũng biết các Ngài là ai? Nguồn gốc các Ngài từ đâu? Ý nghĩa của việc thờ tượng 18 Vị Lan Hán? Sau đây Đá Đà Nẵng và mọi người cùng tìm hiểu nhé!

1. Tượng 18 Vị La Hán. Họ là ai?

  • Tôn giả Bạt La Đọa – Đây là vị La Hán cưỡi hươu nên còn được gọi là Tọa Lộc La Hán.
  • Tôn giả Già Phạt Tha – Ông luôn vui cười nên còn được gọi là Hỉ Khánh La Hán.
  • Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà – Ông giữ bát hóa duyên nên có tên gọi Cử Bát La Hán
  • Tôn giả Tô Tần Đà – Ông luôn mang bên mình bảo tháp để tưởng niệm Phật nên người đời còn gọi ông là Thác Tháp La Hán.
  • Tôn giả Nặc Cự La – Còn có tên là Đại lực La Hán hoặc Tĩnh Tọa La Hán bởi ông trước đây là một võ sĩ. Để ông tĩnh tâm, sư phụ thường khuyên ông ngồi thiền tĩnh tọa.
  • Tôn giả Bạt Đà La –Ngài là vị hiền giả không ngại khó khăn vượt sông, vượt biển, vô ngã vô thường để truyền bá đạo Phật khắp nơi. Ông còn được gọi là Quá Giang La Hán.
  • Tôn giả Già Lực Già – Ông xuất thân là người thuần phục voi nên có tên gọi là Kỵ Tượng La Hán.
  • Tôn giả Phật Đà La – Tương truyền ông là một thợ săn sau đó từ bỏ sát sinh để tu hành và chứng quả La Hán. Có con sư tử cảm kích đi theo ông nên ông còn được gọi là Tiếu Sư La Hán
  • Tôn giả Tuất Bác Già – Với ông, trong tâm chỉ có Phật, không cần vương vị. Người đời cảm phục gọi ông là Khai Tâm La Hán.
  • Tôn giả Bạn Nặc Già – Mỗi lần ngồi tĩnh tọa xong vị Phật này lại vươn vai duỗi người nên có tục gọi là Thám Thủ La Hán.
  • Tôn giả La Hầu La – Ông là con của Phật Thích Ca, theo cha tu hành đắc đạo. Ông có tên gọi Trầm Tư La Hán.
  • Tôn giả Na Già Tê – Ông là vị có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên có tên gọi Oạt Nhĩ La Hán.
  • Tôn giả Nhân Già Đà – Đây là vị La Hán bên thân người luôn có một chiếc túi nên được gọi là Bố Đại La Hán.
  • Tôn giả Phạt Na Ba Tư – Trong thời gian xuất gia tu hành, ông thường đứng dưới cây chuối nên có tên gọi Ba Tiêu La Hán.
  • Tôn giả A Thị Đa – Đặc trưng của ông có hàng lông mày trắng, dài rủ xuống hai bên mặt. Là bậc chân tu, thế nhân gọi ông là Trường Mi La Hán.
  • Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già – Mỗi lần đi hóa duyên ông thường dung cây gậy tịch trượng để rung trước cửa nhà gia chủ vậy nên có tên là Khán Môn La Hán.
  • Tôn giả Vi Khánh Hữu – Tương truyền câu chuyện vị La Hán này đã hàng phục Long Vương, thu hồi lại kinh Phật bị cướp nên ông được gọi là Hàng Long La Hán.
  • Tôn giả Vi Tân Đầu Lô – Ông còn có tên gọi Phục Hổ La Hán bởi thường đem phần cơm của mình cho hổ ăn từ đó dùng tâm thiện mà thu phục hổ dữ.

 

2. Nguồn gốc của 18 vị La Hán

Nguồn gốc của các vị La Hán xuất phát từ nội dung được viết trong sách Pháp Trụ Ký. Cuốn sách này do Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật. Và sau này được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán. Trong đó, tác giả chỉ đề cập đến 16 vị La Hán. Họ là các đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian để hộ trì chính pháp mà không về Tây Thiên. Tại nhân gian, họ được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu.

Qua các thời kì, nhiều dị bản về các vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung. Vậy nên tên gọi cùng sự tích, vị trí xuất hiện của các vị không đồng nhất. Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là của Tô Đông Pha người Bắc Tống, Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật, quy về làm đệ tử cửa Phật. Ông cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát La Hán thư. Sau này lần lượt có nhiều sự thay đổi, bổ sung, thêm bớt hoặc hoán vị. Nhưng nhìn chung vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này.

Hình tượng 18 vị La Hán trong Phật giáo được phóng tác theo truyền thuyết. Qua mỗi thời kì đều có sự biến đổi và không đồng nhất. Vì vậy, ở các tài liệu khác nhau, ghi chép khác nhau thì tên tuổi và vị trí của các vị sẽ bị thay đổi.

3. Ý nghĩa của việc thờ tượng 18 vị La Hán trong văn hoá Phật Giáo

La Hán hay còn được gọi là A La Hán có nghĩa đoạn tuyệt mọi phiền não, đạt tới cảnh giới Niết Bàn. A La Hán là phiên âm từ trong tiếng Phạn là Arahat. Chữ Arahat hay A La Hán trong Phật giáo có 3 ý nghĩa đó là: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng.

Sát tặc mang nghĩa giết sạch hết mọi phiền não trong tâm. Bởi bọn giặc phiền não trong tâm hung tợn và dữ dằn. Phật giáo dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi mê muội, vọng tưởng và nghi hoặc. Vì nó chính là nguyên nhân gây nhiễu loạn nội tâm thanh tĩnh, trở ngại chi tu hành và mang tới tình cảm tai hại. Dù những phiền não có gốc ngọn như thế nào, các vị La Hán cũng đều diệt bỏ được hết. Chính vì vậy mà gọi là sát tặc.

Vô sanh đồng nghĩa với Niết Bàn. Tức là La Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng bất biến. Nghĩa là các Ngài đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh, không còn sanh diệt nữa. Hay nói một cách rõ ràng hơn thì các Ngài không còn sanh tử luân hồi, là cảnh giới bất sinh bất diệt.

Còn Ứng cúng hay còn gọi là chính quả La Hán. Đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân có thể dẫn đến sinh tử lưu chuyển. Cả người thanh tĩnh, được trời cung dưỡng. Ứng cúng có nghĩa là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường.

4. Tại sao nên chọn mua tượng 18 vị La Hán bằng đá tại Đá Đà Nẵng

Mỗi chất liệu để tạc tượng đều có những vẻ đẹp khác nhau, nhưng tượng 18 vị La Hán bằng đá vẫn đạt chất lượng nhất và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhất. Bởi vì, tượng phật bằng đá có những ưu điểm sau:

  • Độ bền của Tượng 18 Vị La Hán bằng đá rất cao có thể tồn tại đến hàng trăm năm.
  • Được làm bằng đá tự nhiên nên rất tinh tế, tự nhiên và phù hợp với mọi không gian thờ cúng
  • Đường nét được các nghệ nhân chạm khắc tỉ mỉ, sắc nét từng chi tiết
  • Vẻ đẹp của tượng phập quan âm được tạc bằng đá trắng mang đến cảm giác gần gũi, chân thực, có hồn

 

CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG luôn đặt nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, chăm sóc mỗi sản phẩm tượng phật ở mức hoàn hảo. Chúng tôi tự tin là một trong những cơ sở điêu khắc tượng phập bằng đá tốt nhất Đà Nẵng. Hơn thế nữa, chúng tôi luôn khiến khách hàng hài lòng khi đến với cơ sở của chúng tôi.  

     Chúng tôi luôn cam kết với khách hàng:

  • Tượng được làm từ 100% đá tự nhiên nguyên khối, khai thác tại mỏ đá Non Nước, TP. Đà Nẵng.
  • Giá cả phải chăng, chính sách vận chuyển hỗ trợ đầy đủ trước trong và sau bán
  • Tượng 18 Vị La Hán được tạc bằng đá với ưu điểm vượt trội: độ bền vĩnh cửu, có khả năng chống chọi với thiên tai, thời tiết.
  • Đội ngũ nghệ nhân nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm điêu khắc, chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ thể hiện được cái hồn của tượng Phật: từ bi, bác ái, hạnh phúc hay giận dữ của từng loại tượng.
  • Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn về lựa chọn mẫu mã, kích cỡ, vị trí đặt hợp phong thủy,…

 

Việc tạc tượng đá 18 vị La Hán không hề đơn giản. Nó đòi hỏi những nghệ nhân chuyên nghiệp nhất, tỉ mỉ nhất. Vì thế một bức tượng đẹp cũng là một tác phẩm của người nghệ nhân. Đá Đà Nẵng cảm ơn vì rất nhiều quý khách đã quan tâm và ủng h chúng tôi trong thời gian vừa qua.

Liên hệ ngay để được hỗ trợ sớm nhất:
CƠ SỞ ĐÁ MỸ NGHỆ TÀI THẢO | ĐÁ ĐÀ NẴNG
Address : Lô 12 đường Trương Gia Mô, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Email : dadanang95@gmail.com
Website : www.dadanang.vn
Hotline : 0905252486

  Đăng ký nhận bản tin
0905.252.486